Dừng thi tuyển Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
Bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng
Hội đồng quản trị Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM vừa ra nghị quyết miễn nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ năm 2015-2020 đối với ông Trần Quang Nam. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 30/10/2018.
Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM bị miễn nhiệm giữa nhiệm kỳ |
Trong thời gian chờ quyết định không công nhận hiệu trưởng của Ủy ban nhân dân TP.HCM, ông Trần Quang Nam có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, công việc, liên quan đến chức vụ hiệu trưởng cho người được giao phụ trách điều hành nhà trường kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực tới ngày 8/11.
Trước đó, cán bộ, giảng viên, chuyên viên và sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM đặt nghi ngờ về bằng cấp của ông Trần Quang Nam đồng thời đề nghị ông phải nhanh chóng minh bạch mọi thông tin liên quan các bằng cấp của mình.
Ông Trần Quang Nam được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM từ năm 2016. Theo lý lịch khoa học của ông tại trường, từ năm 2000 - 2002, ông Nam học thạc sĩ quản trị kinh doanh hệ chính quy tại trường Southern California University (SCUPS). Ông Nam cũng theo học tiến sĩ hệ chính quy tập trung do trường Business School Lausanne (Thụy Sỹ) cấp bằng.
Được biết chương trình ông Nam học là chương trình liên kết được Bộ GD-ĐT cho phép giữa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và SCUPS theo công văn ngày 29/9/1999 của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Lê Vũ Hùng ký. Chương trình thực hiện theo giấy phép 2 năm 2000 và 2001, kết thúc vào năm 2003.
Ông Nam cũng cho biết từng hai lần làm hồ sơ gửi Cục Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (Nay là Cục Quản lý chất lượng), Bộ GD-ĐT công nhận văn bằng nhưng chưa được.
Theo Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và Điều lệ trường Đại học năm 2014, hiệu trưởng trường đại học có bằng tốt nghiệp ở nước ngoài thì phải được cơ quan chức năng thuộc Bộ GD-ĐT công nhận.
Lê Huyền
" alt=""/>Một hiệu trưởng đại học bị miễn nhiệm giữa kỳ vì lùm xùm bằng cấpPhần mềm 'Sổ tay đảng viên Đảng bộ thành phố Phủ Lý' được xây dựng trên cả 2 nền tảng website và điện thoại thông minh (smartphone) nhằm tạo thuận lợi cho các đảng viên có thể tự cài đặt, sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên thiết bị di động cá nhân. Phần mềm có các chức năng chính: quản lý đảng viên; hệ thống tổ chức Đảng; đánh giá, xếp loại hằng năm; quản lý đảng viên cư trú; chuyển sinh hoạt đảng; quản lý giao việc; học tập nghị quyết; quản lý khảo thí; lịch làm việc; sinh hoạt chi bộ; tài liệu - Văn kiện Đảng; khảo sát - hỏi đáp; tin nhắn, báo cáo thống kê. Ngoài ra, toàn bộ nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết đều được đồng chí bí thư chi bộ chuẩn bị và cập nhật lên phần mềm trước buổi sinh hoạt từ 1 - 2 ngày.
Các đảng viên dễ dàng nghiên cứu trước nội dung và gửi ý kiến đóng góp lên phần mềm. Bên cạnh đó, phần mềm 'Sổ tay đảng viên điện tử' cũng hỗ trợ cán bộ cấp ủy của xã, phường và các thôn, tổ dân phố trong công tác thu thập, tiếp nhận ý kiến góp ý, phản hồi của đảng viên vào xây dựng nghị quyết chi bộ hằng tháng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên thuộc phạm vi quản lý.
Có thể thấy, thông qua phần mềm 'Sổ tay đảng viên điện tử' giúp đa số đảng viên nhanh chóng tiếp cận với thông tin thời sự, hoạt động của đảng bộ thành phố, các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng; hỗ trợ trong sinh hoạt chi bộ; hỗ trợ đảng viên ghi nhớ nhiệm vụ, công việc được giao và báo cáo tiến độ thực hiện; thống kê, tổng hợp, đề xuất các báo cáo cho từng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; hỗ trợ cấp uỷ cấp trên nắm bắt thông tin hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới…
Sau 6 tháng triển khai thực hiện, tính đến ngày 10/6/2024, Đảng bộ thành phố Phủ Lý đã có 68/68 chi bộ, đảng bộ cơ sở triển khai cài đặt phần mềm; 8.355 đảng viên đăng ký thành công phần mềm (đạt tỷ lệ 80,4%), trong đó có 7.502 đảng viên thuộc khối đảng bộ phường, xã (đạt tỷ lệ 89%); số đảng viên chưa đăng ký thành công phần mềm đa số thuộc nhóm đảng viên cao tuổi, miễn sinh hoạt, đảng viên không có điện thoại thông minh... Trong 6 tháng cũng đã có trên 15.000 lượt đảng viên truy cập phần mềm 'Sổ tay đảng viên Đảng bộ thành phố Phủ Lý'; đăng tải gần 150 tin, bài, video, hơn 20 văn bản hướng dẫn, quy định của Trung ương, của tỉnh và thành phố.
Bà Nguyễn Thị Phúc Thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phủ Lý, Trưởng BCĐ xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm phần mềm 'Sổ tay đảng viên Đảng bộ thành phố Phủ Lý' cho biết: Thời gian tới, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào hoạt động công tác Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và đội ngũ đảng viên, BCĐ sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện tốt thí điểm phần mềm 'Sổ tay đảng viên Đảng bộ thành phố Phủ Lý'. Thường xuyên cập nhật, đăng thông tin liên quan đến các hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương, tình hình công tác xây dựng Đảng, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội lên phần mềm 'Sổ tay đảng viên điện tử'. Chỉ đạo tập trung rà soát, chuẩn hóa, hoàn thiện thông tin đảng viên trong 'Sổ tay đảng viên điện tử', giúp cho việc vận hành phần mềm hoạt động đồng bộ, hiệu quả.
Tiếp thu ý kiến, phản ánh của các tổ chức đảng và đảng viên trong quá trình sử dụng, kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh, để công tác triển khai, thực hiện việc vận hành phần mềm 'Sổ tay đảng viên điện tử' hiệu quả. Đồng thời, phối hợp với Viettel Hà Nam hoàn thiện việc cài đặt phần mềm và hướng dẫn tổ chức thực hiện phần mềm một cách thành thạo cho các chi bộ, đảng bộ trực thuộc và đảng viên nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Kịp thời báo cáo, đề xuất BTV Thành ủy những nội dung vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của phần mềm 'Sổ tay đảng viên Đảng bộ thành phố Phủ Lý'.
Những kết quả bước đầu khi triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng 'Sổ tay đảng viên Đảng bộ thành phố Phủ Lý' đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, đánh giá cao của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công tác Đảng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn thành phố.
Theo Nguyễn Khánh (Báo Hà Nam)
" alt=""/>Số hóa công tác Đảng từ phần mềm 'Sổ tay đảng viên điện tử'Vì vậy, việc ra mắt ứng dụng thanh toán Google Wallet tại Việt Nam sẽ giúp mọi đối tượng người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn thanh toán hơn, đặc biệt là tăng khả năng tiếp cận với các phương thức thanh toán kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu và lối sống đang thay đổi từng ngày.
Hôm nay, ngày 16/11, Mastercard – công ty công nghệ toàn cầu trong lĩnh vực thanh toán, đã chính thức công bố ra mắt công nghệ thanh toán không tiếp xúc thông qua ứng dụng Google Wallet tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng về các lựa chọn phương thức thanh toán mới.
Theo Mastercard, chủ thẻ VPBank Mastercard hiện đã có thể liên kết thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ vào Google Pay thuộc Google Wallet - ứng dụng cho phép người dùng lưu trữ các loại thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay vé máy bay. Người dùng có thể thanh toán an toàn và dễ dàng bằng điện thoại Android và các thiết bị WearOS tại các cửa hàng chấp nhận dịch vụ thanh toán không tiếp xúc, cũng như trên các ứng dụng và website.
Sau khi được ra mắt lần đầu tiên tại Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là những quốc gia tiếp theo trong khu vực Đông Nam Á hỗ trợ Google Wallet.
Để lưu thẻ Mastercard trên các thiết bị của Google, chủ thẻ chỉ cần thiết lập một lần duy nhất bằng cách nhập thông tin thẻ và mã xác nhận OTP vào ứng dụng Google Wallet. Sau khi thêm thẻ, chủ thẻ có thể sử dụng thiết bị di động đó để thanh toán ngay lập tức.
Để kiểm tra lịch sử giao dịch, chủ thẻ chỉ cần mở ứng dụng và nhấn vào mục ‘chi tiết’. Chủ thẻ vẫn được hưởng tất cả các quyền lợi và ưu đãi của ngân hàng như khi tiến hành một giao dịch qua thẻ thông thường nhưng với tính an toàn, bảo mật và tiện lợi cao hơn.
Đặc biệt, thông qua quy trình bảo mật mã hóa được tích hợp bởi nền tảng Mastercard Digital Enablement Service (MDES), các thanh toán sử dụng ví điện tử sẽ được thực hiện thông qua một token an toàn, cho phép chủ thẻ không cần chia sẻ các thông tin như số thẻ và ngày hết hạn với người bán.
Ngoài ra, nếu thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp, người dùng chỉ cần sử dụng chức năng “Tìm thiết bị của tôi” để khóa thiết bị ngay lập tức từ bất kỳ đâu, đặt lại mật khẩu mới cho thiết bị, hoặc thậm chí xóa tất cả thông tin cá nhân có trên thiết bị đó. Các tính năng này giúp tạo thêm một lớp bảo mật cho việc thanh toán, giảm thiểu các chi phí thực hiện giao dịch, và cải thiện trải nghiệm mua hàng.
Bà Winnie Wong, Giám đốc quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào nhận định, tại Việt Nam, ngày càng ít người mang theo tiền mặt bên người. “Người tiêu dùng mong muốn tiếp cận các giải pháp thanh toán tốt hơn và nhanh hơn, không chỉ an toàn mà còn đơn giản và thuận tiện để sử dụng cho các giao dịch hàng ngày. Mastercard mang sự tiện lợi và bảo mật của Google Wallet đến cho các chủ thẻ VPBank Mastercard tại Việt Nam, để người dùng có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi bằng điện thoại thông minh”.
" alt=""/>Chủ thẻ VPBank Mastercard có thêm lựa chọn thanh toán online với Google Wallet